Dịch VụKhông có phản hồi

Nuôi dạy con trai chưa bao giờ là điều dễ dàng đối với những người làm cha mẹ. Một mối quan tâm của cha mẹ khi dạy con trai đó là trở thành một người đàn ông đích thực, mạnh mẽ và có những đức tính tốt. Để nuôi dạy một bé trai trưởng thành làm người đàn ông tốt, có những điều quan trọng mà phụ huynh không nên bỏ qua. Đó là những điều nào thì hãy cùng Toplist khám phá ngay ở bài viết dưới đây nhé.

Lấy bản thân làm bằng chứng để trẻ học hỏi theo

Cuộc sống cũng giống như một cuộc đua, luôn gặp nhiều thử thách và khó khăn. Để có thể có một cuộc sống trọn vẹn, bạn cần dạy cho con không ngừng học hỏi và đón nhận những thách thức mới trong cuộc sống. Cha mẹ luôn cho con cái thấy cuộc sống là một quá trình học hỏi. Hãy gieo niềm tin cho con bạn rằng không có gì là không thể làm hoặc học hỏi và hãy nỗ lực để chứng minh cho bản thân và cho người khác thấy con có thể. Điều đó sẽ giúp chúng ta tìm được hướng đi đúng đắn cho con trong từng mốc của cuộc đời mình.

Bạn nên trở thành tấm gương cho con. Có rất nhiều cha mẹ thì luôn bắt ép con phải học trong khi ngay cả bản thân thì đang làm điều ngược lại. Bạn đừng cho rằng ở cái tầm tuổi đã làm cha mẹ là thôi không phải học nữa nhé! Cha mẹ hãy là hình mẫu để con noi theo thay bằng việc hãy tạo thói quen đọc sách cùng với trẻ hay cùng trẻ khám phá một thứ gì mới mẻ, như vậy con trẻ sẽ không cảm thấy mình bị lạc lõng khi luôn phải học một mình.

Trong việc nuôi dạy bé trai, các ông bố có lợi thế rõ ràng hơn các bà mẹ ở chỗ họ biết con trai mình đang nghĩ gì vì cùng giới tính. Một người mẹ có thể giúp con trai mình trở thành một người đàn ông tốt, nhưng người cha có thể cho cậu bé thấy thế nào là một người đàn ông tốt thực sự thông qua những biểu hiện của chính bản thân mình.

Dạy trẻ về bình đẳng giới bằng cách tập làm việc nhà

Thoạt nghe, việc này có vẻ vô lý nhưng hãy dạy trẻ những gì bạn mong muốn con làm được bằng chính những việc trong ngôi nhà của mình. Nếu muốn trong tương lai con bạn sẽ trở thành người đàn ông cư xử lịch thiệp, tôn trọng phụ nữ, biết sẻ chia gánh vác mọi việc, bạn cần dạy trẻ làm việc nhà ngay từ khi con còn nhỏ.

Để làm được việc này, bạn với chồng hãy thống nhất cách dạy con. Vợ chồng bạn hãy thỏa thuận với nhau rằng ngoài việc cư xử lịch thiệp và công bằng với nhau, các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau gánh vác các công việc nội trợ trong nhà, không phân biệt đó là việc của phụ nữ. Thực tế, việc tập cho con trai biết làm việc nhà, biết nấu nướng là một cách dạy con tự lập, biết sắp xếp công việc hợp lý. Điều này có thể giúp con hiểu rằng nội trợ không chỉ là việc của riêng phụ nữ mà còn là một phần trách nhiệm của người đàn ông. Một người đàn ông thực thụ không chỉ giỏi việc bên ngoài mà còn thành thạo việc nhà, sẵn sàng sẻ chia mọi việc với vợ của mình.

Cho phép trẻ khóc để giải tỏa cảm xúc

Đa số trẻ khi gặp khó khăn thường thích ở một mình, tránh xa những người khác để có thể được dễ dàng sống với những cảm xúc thật của chính mình mà không phải lo lắng về những gì người khác đang nghĩ gì. Khóc trước mặt người khác cũng không có gì sai cả, nhưng sẽ thoải mái hơn nếu được khóc một mình. Mọi người thường quan niệm rằng, là đàn ông con trai thì phải mạnh mẽ, biết kìm chế cảm xúc, cứng rắn, hạn chế bộc lộ tình cảm của mình ra ngoài. Thực ra, dù là nam hay nữ thì khi có tâm trạng tồi tệ cũng cần phải được trút bỏ ra ngoài.

Khi thấy trẻ buồn, bố mẹ nói: “Con đừng có buồn, vui lên đi, mạnh mẽ lên con”, trẻ sẽ học cách che giấu cảm xúc của mình đi. Khi một đứa trẻ buộc bản thân phải trở nên mạnh mẽ ngay từ sớm, theo thời gian chúng dần trở thành một người có kỹ năng giao tiếp kém, sống nội tâm, khép kín và khó hòa đồng với người khác. Vì vậy, bố mẹ phải chú ý, trong quá trình nuôi dạy con trai, hãy để trẻ học cách giải tỏa cảm xúc, hãy cho chúng được phép khóc.

Bạn có thể thấy khi con ở ranh giới của một cơn giận, không gì có thể làm cho bé hài lòng. Bé buồn bực, rên rỉ, vô cùng ‘mong manh dễ vỡ’. Bạn cũng có thể thấy, sau khi khóc xong, tâm trạng của bé được cải thiện hơn lúc trước rất nhiều. Vì vậy, cha mẹ đừng cố gắng ngăn chặn quá trình khóc lóc của bé. Hãy để bé đi đến cùng trạng thái cảm xúc tiêu cực, vì ‘sau cơn mưa trời sẽ sáng’. ‘Khóc không phải là điều gì đau đớn, nó chỉ là quá trình để giải tỏa nỗi đau’ – Tiến sĩ tâm lý Deborah MacNamara (Mỹ) khẳng định.

Tuân theo các quy tắc và chịu hậu quả

Nuôi dạy con cái trưởng thành là nghĩa vụ của các bậc làm cha mẹ. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều người áp dụng những cách dạy con chưa đúng, khiến cho bé không những không có cơ hội phát triển mà còn sợ hãi bố mẹ.

Bất kỳ một đứa trẻ nào cũng cần phải tuân thủ các quy tắc của bố mẹ đặt ra và thực hiện một cách nghiêm túc. Nếu trẻ phạm quy tắc, cho dù đó là chửi thề, đi muộn hay các hành vi vi phạm khác, chúng sẽ phải chịu hậu quả.

Nếu bố mẹ cưng chiều con trai, không để chúng gánh chịu hậu quả, theo thời gian, các bé trai sẽ dần hư hỏng, không biết phép tắc là gì. Nuôi dạy con cái là công việc rất khó. Bạn nên biết rằng tất cả chúng ta đều cần hỗ trợ. Nếu bạn đang cảm thấy căng thẳng, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ, hướng dẫn, lời khuyên và quan điểm từ bạn bè, đồng nghiệp, gia đình hoặc các chuyên gia sức khỏe tâm thần mà bạn tin tưởng và tôn trọng.

Chặn quyền truy cập vào chương trình có nội dung thiếu tôn trọng

Không thể phủ nhận là trẻ học rất nhiều điều từ các kênh truyền truyền hình, clip trên mạng Internet… mà chúng tiếp xúc. Tuy nhiên, bạn nên chắc chắn rằng các chương trình mà trẻ xem không có nội dung cổ súy cho sự bất bình đẳng giới hoặc thiếu tôn trọng phụ nữ. Thực tế là bạn không thể luôn luôn ở bên cạnh kiểm soát những gì trẻ xem.

Thế nên, bạn hãy chặn quyền truy cập các chương trình có nội dung xấu. Nếu chưa biết cách làm thế nào để chặn, bạn có thể tham khảo cách chặn trên Internet.

Trau dồi sự đồng cảm để trẻ có trái tim dịu dàng

Đồng cảm là khi một người có thể đặt mình vào vị trí của một người khác và cảm nhận được những gì người đó đang trải qua. Đây là một cảm xúc phức tạp, cần nhiều thời gian để hiểu được điều này. Tuy nhiên, có một số trẻ có thể bắt đầu hiểu về suy nghĩ và cảm xúc của người khác từ khi trẻ được 18 – 24 tháng. Sau khoảng thời gian này, bạn có thể bắt đầu dạy cho trẻ biết đồng cảm với người khác trong cuộc sống hàng ngày.

Một số người lầm tưởng rằng, mạnh mẽ chính là biểu hiện của sự vô tâm. Thực ra, mạnh mẽ không có nghĩa đó là một người con trai không dịu dàng. Khi con trai hiểu được cảm xúc của người khác, có tấm lòng nhân hậu, họ sẽ trở thành một người chồng, người cha tốt trong tương lai.

Con người vốn đã có sẵn sự đồng cảm, ít nhất là ở một mức độ nào đó. Nghiên cứu cho thấy rằng khi một đứa trẻ trong nhà trẻ khóc, những đứa trẻ khác khóc cùng có xu hướng lớn lên có nhiều sự đồng cảm nhất. Có một số trẻ có thể bắt đầu hiểu nhiều hơn về suy nghĩ và cảm xúc của người khác từ khi trẻ được 18 tháng đến 24 tháng tuổi. Sau độ tuổi này, bạn có thể dần dần dạy trẻ nhận thức rõ hơn về cảm xúc của người khác trong cuộc sống hàng ngày.

Tuy nhiên, ban đầu bạn đừng quá kỳ vọng quá nhiều vào trẻ. Đó sẽ là một cuộc hành trình chậm và dần dần để trẻ hiểu rằng người khác cũng có cảm xúc riêng của họ và cảm xúc của chúng là rất quan trọng.

Khi trẻ thực hiện một hành động tử tế, hãy nói cho trẻ biết điều trẻ đã làm đúng và nói càng cụ thể càng tốt: “Con đã rất hào phóng khi chia sẻ con gấu bông của mình với em của con! Điều đó khiến em hạnh phúc. Hãy xem em đang cười như thế nào kìa?”.

Dạy con trai cách thừa nhận sai lầm của mình

Thay vì trải qua cuộc sống giả vờ rằng trẻ biết mọi thứ và luôn đúng, con có thể trưởng thành như một người đàn ông bằng cách thừa nhận những thất bại của mình. Cha mẹ có thể dạy con trai biết việc thừa nhận những sai lầm quan trọng như thế nào trong cuộc sống và tất cả chúng ta đều trưởng thành từ chúng.

Không ai là người hoàn hảo cả, vì vậy không có lý do gì để con quá khắt khe với bản thân về những thất bại của mình. Trên thực tế, một nghiên cứu cho thấy việc thừa nhận sai lầm của chúng ta có những lợi ích tích cực.

Đừng “dán nhãn” cho trẻ

Bọn trẻ đang lớn, chúng phải vấp váp, sai lầm. Tuy nhiên, các cha mẹ lại không chấp nhận điều này. Có không ít cha mẹ gọi con là đồ dối trá, đồ giả dối vì con chót nói dối mấy câu. Các cha mẹ cũng chẳng tự vấn lương tâm là mình nói dối bao nhiêu lần. Cứ miễn con nói dối là bị chửi là đồ dối trá. ….

Trong cuộc sống, sẽ không khó để bạn nghe thấy những câu nói như: “Con trai ai lại làm thế”, “Con trai là phải làm như thế này”, “Con trai chỉ toàn là những kẻ chuyên phá phách”… Những câu nói thực chất là người lớn đang “dán nhãn” tiêu cực và sai lầm lên trẻ. Điều này có thể khiến cho trẻ mặc định bản thân mình là như vậy.

Điều đáng giận các cha mẹ nhất chính là việc quảng bá chính những nhãn mác này cho mọi người xung quanh biết. Sao các phụ huynh không thử đặt địa vị mình là đứa trẻ, nghe mẹ mình nói với người khác những điều tồi tệ về mình xem sao? Liệu có ai cảm thấy điều đó là thú vị, tuyệt vời? Đứa trẻ bị kết tội sẽ tự mặc định mình chính là cái loại tồi tệ như cha mẹ nói. Suy nghĩ: mẹ mình nói vậy là đúng rồi vì mẹ thì đương nhiên phải yêu quý mình nhất, sẽ khiến cho bọn trẻ thực sự thiếu tự tin và dần dà bất mãn, chúng sẽ cố tình trở thành người đúng như cha mẹ nói. Khen ngợi con không phải là xu thế các cha mẹ thích sử dụng.

Bố mẹ không nên “dán nhãn” một cách vô lý cho con mình, khiến lòng tự trọng của trẻ ngày càng suy yếu.

Con trai cần biết cách cư xử và tôn trọng quyền riêng tư của bạn gái

Một điều quan trọng mà bất cứ người con trai nào cũng phải học là tôn trọng quyền riêng tư của người khác. Điều này bao gồm biết khi nào không nên chia sẻ quá đà và khoe khoang về một cô gái bằng cách hiển thị những tin nhắn và hình ảnh riêng tư mà cô ấy đã chia sẻ với anh ta.

Cha mẹ có thể chỉ cho con trai cách thể hiện sự tôn trọng với những người phụ nữ mà anh ấy hẹn hò và cách cư xử đúng mực với họ. Chuyện riêng giữa anh và bạn gái không phải là điều gì hay ho để khoe khoang với người khác.

Học cách biết ơn và để trẻ bày tỏ tình yêu với cha mẹ một cách tự nhiên

Hầu hết các bé trai đều xấu hổ khi bộc lộ cảm xúc thật của mình, ngay cả khi đó là bố mẹ mình. Để trẻ có thể nói lời yêu thương với bố mẹ một cách tự nhiên, ngay từ nhỏ bố mẹ nên để trẻ thoải mái bộc lộ cảm xúc và học cách biết ơn.

Cha mẹ thường chỉ quan tâm đến việc nuôi con cái được ăn đầy đủ và mặc ấm áp, nhưng họ quên dạy cho con tầm quan trọng của việc bày tỏ lòng biết ơn đối với người khác kể cả cha mẹ mình. Vì vậy, bắt đầu từ những người thân yêu trong gia đình bạn, giáo dục con cái luôn biết nói lời cảm ơn khi nhận một điều tốt đẹp từ người khác. Khi giáo dục con xác định về việc tìm kiếm những điều chúng ta biết ơn, bạn sẽ thấy rằng trẻ bắt đầu đánh giá cao những niềm vui nhỏ bé và những thứ mà trước kia được cho là hiển nhiên.

Hãy dạy con cách nhận biết và lòng biết ơn mỗi khi thấy ai đó làm việc tốt với mình. Lòng biết ơn cũng là chìa khóa của thành công cho con trong cuộc sống sau này.

Bố mẹ nên khuyến khích các bé trai ôm hôn khi còn nhỏ. Khi trẻ đi ngủ hay lúc chán nản, bố mẹ cũng nên chủ động ôm con mình để chúng thấy được sự yêu thương, quan tâm của bố mẹ.

Hãy Là Người Trả Lời Câu Hỏi Đầu Tiên

Thêm Bình Luận